Address – Địa chỉ. Public Key – Chìa Khóa Chung
Address trong Bitcoin
cũng giống như một địa chỉ ở ngoài đời, hay một địa chỉ email.
Bitcoins được chứa trong address cũng giống như emails được chứa trong
một địa chỉ email. Một bitcoin address sẽ bắt đầu bằng số 1 hoặc số 3 (trông như thế này: 11uEbMgunupShBVTewXjtqbBv5MndwfXhb).
Một người có thể tạo cho mình nhiều address khác nhau, và bạn nên làm
điều đó cho mỗi transaction, vì đó là cách duy nhất để biết được bạn đã
nhận được bao nhiêu bitcoins cho chuyện gì hay từ ai. Vì nếu bạn chỉ
dùng một address thì sẽ không thể biết được chuyện đó, bởi vì trong mỗi
address nó chỉ hiển thị tổng số bitcoins đang chứa trong đó. Không những
thế, việc có nhiều address còn làm tăng thêm sự riêng tư. Như đã nói,
address còn được gọi là public key, vì nó là public nên ai cũng có thể
nhìn thấy số bitcoin trong đó (nhưng không thể biết được người nào sở
hữu address đó, hay có thể lấy được số bitcoin đó). Hãy tưởng tượng
address giống như một cái hòm thủy tinh: người ta có thể nhìn thấy được
bên trong, nhưng không thể mở ra được cái hòm đó trừ khi họ có chìa
khóa, Private Key, mà bạn là người duy nhất biết được (trừ khi bạn để
lộ).
Private Key – Chìa Khóa Riêng
Private key được lưu trong file wallet.dat. Vì thế nên việc backup
file này là rất quan trọng. Nếu ổ cứng bạn bị hư hay vô tình xóa mất
file thì coi như bitcoins của bạn cũng mất. Backup có nghĩa là copy nó
sang một nơi khác chẳng hạn như một ổ cứng khác, một thanh USB, gửi
email kèm theo file đó cho chính mình, upload nó lên một trang nào đó
(vd: google drive, facebook), gửi nó cho một người khác giữ dùm v.v… Như
đã nói, nếu một ai đó có được file này của bạn, họ sẽ có thể lấy được
bitcoins của bạn. Vì thế nên trước khi backup, bạn phải mã khóa file này
lại (trong chương trình Bitcoin thì nó gọi là Encrypt [crypt (dt): hầm
mộ cất giấu. ‘En': tiền tố biến nó thành động từ], để lỡ khi có kẻ gian
trộm được, họ phải biết mật mã (Passphrase) mới sử dụng được. Một mật mã
tốt không nên ngắn hơn 8 ký tự, có chứa số, và có chữ thường lẫn chữ
IN. Chẳng hạn như: T01YeuNguyenH0angHuy. Nếu bạn có được một mật mã như
thế thì tất cả những máy tính trên đời này cộng lại mất 8 tỉ năm cũng
chưa thể crack được.
Blocks và Block Chain
Block Chain là một chuỗi liên kết các Blocks lại, giống như chuỗi hạt
là một chuỗi liên kết các hạt lại. Mỗi một block có nhiệm vụ lưu giữ
lại những transactions gần nhất (mà chưa được lưu lại ở những blocks
trước đó). Tưởng tượng như Block Chain là một quyển sổ kế toán công cộng
khổng lồ ghi lại tất cả giao dịch, trong đó mỗi trang trong quyển sổ đó
là một Block, trang này đầy thì sẽ ghi sang trang mới; quyển sổ này có
một đặc điểm là có số trang vô hạn. Một khi thông tin về transactions đã
được ghi lại thì sẽ không bao giờ có thể bị thay đổi hay xóa đi. Ngoài
những transactions gần nhất, mỗi block còn chứa thông tin liên kết tới
block trước nó. Và nó còn chứa một đáp án cho một bài toán rất khó giải.
Đáp án này là khác nhau cho mỗi block. Nếu đáp án không đúng thì block
đó không có hiệu lực và không được lưu lại trong block chain.
Would you like to get 30 bitcoin-related downline referrals per month, totally free?
Trả lờiXóaHere is Exactly How:
1. Claim 5,000 min. satoshi per 24h from the Mellow Ads Faucet.
2. Start a 1 day network-wide campaign promoting a bitcoin related referral link.
3. When the campaign expires, re-claim and re-start.
YoBit lets you to claim FREE COINS from over 100 distinct crypto-currencies, you complete a captcha one time and claim as many as coins you want from the available offers.
Trả lờiXóaAfter you make about 20-30 claims, you complete the captcha and resume claiming.
You can click on CLAIM as many times as 50 times per one captcha.
The coins will held in your account, and you can convert them to Bitcoins or Dollars.